CÔNG TY ĐIỆN NƯỚC VIỆT NAM

Tủ điện 3 pha là gì? Cách đấu tủ điện 3 pha?

Tủ điện 3 pha là gì? Cách đấu tủ điện 3 pha?

Tủ điện 3 pha là thiết bị được sử dụng trong nhiều hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng lớn của các công trình công nghiệp, hệ thống điện tòa nhà… Vậy tủ điện 3 pha là gì? Cách đấu tủ điện 3 pha như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Tủ điện 3 pha là gì?

Tủ điện 3 pha là loại tủ điện có kích thước lớn, chiều cao từ 800 – 2200 mm, chiều rộng từ 500 mm có vỏ thường được làm bằng kim loại (tôn đen, inox) độ dày từ 1.2 – 3 mm, tủ được sơn tĩnh điện có thể tùy chọn nhiều màu sắc khác nhau nhưng đa số thường có màu ghi, có khả năng chống trầy xước đảm bảo thẩm mỹ cũng như độ bền của tủ. Tủ điện 3 pha được ví như bộ não của một hệ thống điện bởi chúng nắm vai trò điều khiển, vận hành và bảo vệ các thiết cung cấp, đóng cắt điện.

Các loại tủ điện 3 pha

Dựa vào công dụng và chức năng mà người ta chia thành các loại tủ điện 3 pha chính như sau:

Tủ điện điều khiển 3 pha: Tủ điện điều khiển 3 pha là loại tủ điện có chức năng điều khiển và bảo vệ được các thiết bị cung cấp, đóng cắt điện ứng dụng trong các công trình tòa nhà dân dụng, công nghiệp văn phòng, trong các hệ thống điện nhà máy điều khiển động cơ điện 3 pha. Các tủ điện điều khiển 3 pha thường được thiết kế kế lớn thông thoáng cùng giá đỡ, lỗ đi dây, cũng như đồng hồ đo giúp việc bố trí các thiết bị đóng cắt và điều khiển như MCCB, hệ thống Contactor, Relay nhiệt, relay thời gian, và bộ điều khiển trung tâm…

Tủ điện chiếu sáng 3 pha:  Được ứng dụng trong các hệ thống chiếu sáng công cộng như công viên, đèn đường, và các hệ thống chiếu sáng tòa nhà. Các tủ điện chiếu sáng 3 pha thường có thiết kế nhỏ gọn và đơn giản hơn các tủ điều khiển 3 pha vừa đề cập đến ở trên do chúng chỉ chứa các thiết bị đóng cắt, điều khiển quy trình tắt mở, hoạt động của hệ thống chiếu sáng, đảm bảo hệ thống chiếu sáng hoạt động liên tục, chính xác.

Tủ điện 3 pha phân phối Đúng như tên gọi của nó Tủ điện 3 pha phân phối là loại tủ điện lớn có cấu tạo phức tạp được ứng dụng để phân phối điện cho các nhánh, các hệ thống điện nhỏ hơn. Tủ điện 3 pha phân phối tiết kiệm được điện năng rất tốt mà không ảnh hưởng gì cho hệ thống điện chung.

Cách đấu tủ điện 3 pha

Tùy theo yêu cầu kĩ thuật mà tủ điện 3 pha được thiết kế, lắp đặt với nhiều bước khác nhau. Nhìn chung tủ điện 3 pha được lắp đặt theo các bước như sau:

Bước 1: Tính toán thông số kĩ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết

Khi lựa chọn tủ điện 3 pha thì người tiêu dùng cần xác định được số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán được giá của của aptomat, dây dẫn…Các giá trị này cần được cân đối giữa các bài toán kĩ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết, bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm.

Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện và các sơ đồ về nguyên lý hoạt động

Việc bố trí thiết bị điện và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động là rất cần thiết. Tủ điện 3 pha được thiết kế để đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cần được tối ưu trong thiết kế để đảm bảo cho các thiết bị điện được hoạt động một cách tốt nhất. Khi thiết kế được sơ đồ các thiết bị điện trong tủ điện cần lưu ý đến quá trình mở rộng và sự điều hành hoạt động của các thiết bị điện đó.

Sau khi bố trí thiết kế thiết bị điện xong thì bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng lại để tránh xảy ra những sai sót sau khi hoàn thiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành gia công và lắp đặt vỏ

Sau khi đã tính toán lựa chọn được các thiết bị điện cần thiết cho tủ điện công nghiệp thì cần lựa chọn được vỏ tủ điện công nghiệp để chứa các thiết bị điện đó. Đồng thời, trên mặt tủ điện thì bạn nên gia công các lỗ khoan này để có thể thực hiện đột dập bằng máy một cách tốt nhất. Đồng thời khi lắp đặt vỏ tủ điện công nghiệp, bạn nên cần thiết kế được các thiết bị điện theo nguyên tắc sau đây:

Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị thì nên đặt ở phía trên cao của tủ điện.

Các thiết bị điều khiển như: nút nhấn, công tắc thì nên đặt ở phía dưới

Các công tắc thì nên thiết kế và đặt ở vị trí trên cùng hàng ngang để có thể thuận tiện nhất cho quá trình vận hành.

Bước 4: Sắp xếp được các thiết bị bên trong tủ điện 

Việc thiết kế và bố trí tủ điện cần được thiết kế theo nguyên tắc nhất định. Khi sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện cần được sắp xếp một cách đúng, chính xác và khoa học hơn để hạn chế ảnh hưởng độ nhiễm giữa các thiết bị điện, tiết kiệm được dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ và vận hành một cách ổn định hơn.

Bước 5: Đấu dây dẫn điện trong tủ 

Việc đấu dây dẫn điện cần được kết nối một cách chính xác nhất và khoa học để đảm bảo cho sự hoạt động của các thiết bị điện trong tủ tốt nhất.

Đầu cốt nên phân thành các màu (đỏ, vàng, xanh…) và nên đánh các số thứ tự để dễ dàng kiểm soát được hệ thống dây dẫn và khả năng hoạt động của các thiết bị điện. Còn đối với dây tín hiệu có độ nhạy cao thì nên bọc để chống nhiễu một cách tốt nhất.

Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển để đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động của tủ điện.

Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải 

Sau khi đã hoàn tất việc nối dây điện cho tủ thì bạn nên kiểm tra thật kỹ lưỡng lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện hoạt động. Đồng thời, khi cấp điện cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

 

0123456789

Contact Me on Zalo